[Chuyên gia phân tích] Ý nghĩa cao cả của hình thức hỏa táng

TP – GS Trần Lâm Biền, Nhà nghiên cứu Văn hóa tín ngưỡng nêu quan điểm: An táng thuộc về tín ngưỡng không thể áp đặt, nhưng cần cắt nghĩa để người ta hiểu rõ vì sao có chuyện cải táng, vì sao có quan niệm “mộ tròn mả dài”.

An táng văn minh: Thay đổi tập quán thế nào?

Đám tang hiu quạnh của mẹ Quách Phú Thành
Lẽ sống chết
“Xu hướng con người khi chết mong muốn đi về miền hạnh phúc. Mả là hung táng, thân con người chưa sang cát thì mả làm đại khái và còn dài. Cải táng là thời điểm người ta nói chung mong muốn được lên thượng giới, vì vậy mộ tròn là theo ý nghĩa tượng trưng cho bầu trời. Giữa mộ có huyệt không xây kín làm lỗ thông thiên”, GS. Trần Lâm Biền nói.

Về chuyện hỏa táng, GS Trần Lâm Biền cho rằng, phải hiểu rõ ý nghĩa của tục này. “Nhiều người không thích bị thiêu, kể cả nhà tu hành. Nhưng nếu họ hiểu thiêu mang ý nghĩa rất cao cả, thì người ta sẵn sàng hỏa táng thôi. Nhà Phật có nói đến chuyện giải thoát. Đức Phật thọ ký cho thần lửa-vị tu sĩ cao cả- thông qua thần lửa mọi thứ trở nên sạch sẽ tuyệt đối kể cả nhục thân, ứng thân, chỉ còn pháp thân không vướng bụi trần phiêu diêu về miền cực lạc. Những người theo đạo Phật phải nghĩ được như vậy. Nhiều nơi trong đó có Ấn Độ, những người theo Phật đều lên giàn hỏa”, GS Biền nói.

Hỏa táng là lựa chọn của nhiều tộc người, nhiều tôn giáo. Theo phân tích của GS Trần Lâm Biền, hỏa táng xong thậm chí chẳng cần chôn cất nữa. “Chôn lọ tro xuống đất là điều không tốt lành, nhưng họ chỉ theo nhau làm mà không rõ lí do. Lọ tro thường đặt ở nơi linh thiêng, với người Môn- Khơme ở Việt Nam thì nơi linh thiêng nhất là ban thờ, sau này họ theo Phật thì gửi lọ tro lên chùa”, ông nói.

GS Trần Lâm Biền cho rằng chuyện thay đổi phong tục cải táng cần suy nghĩ và đem ra bàn bạc kỹ, dẫu vậy ông cũng khẳng định văn hóa cải táng trước đi với dân số khoảng 20 triệu người hợp lý, nay dân số tăng gấp năm lần phải có sự điều chỉnh. “Tuy nhiên làm thế nào thì làm cũng cần tạo sự thích hợp cả về thực chất lẫn tinh thần”, ông nói.

>> Xem ngay : Bảng giá chi tiết Dịch vụ hỏa táng cập nhật mới nhất 2020

XU HƯỚNG AN TÁNG THÂN THIỆN TRÊN THẾ GIỚI

Hỏa táng là xu hướng phổ biến ở nhiều nước phương Tây. Khoảng 35% người Pháp lựa chọn, còn ở Thụy Sĩ lên tới 85%, cư dân London (Anh) có tỷ lệ rất cao lên tới 90%. Luật pháp của nước Pháp còn quy định rất chặt chẽ về hỏa táng, chẳng hạn thủ tục này phải được thực hiện trong tối đa 6 ngày từ khi chết, trừ chủ nhật và các ngày lễ. Tro của người chết có thể được để trong khu vực đặt các bình tro cốt, được rắc trong khu vườn tưởng niệm, hoặc nơi thiên nhiên hoang dã, tuy nhiên luật pháp cũng quy định không được phép rắc tro ở những địa điểm công cộng hay khu vườn công cộng.
Tại Pháp, xu hướng đám tang hướng về thiên nhiên ngày càng được quan tâm và lựa chọn giống như các nước ở châu Âu, châu Úc. Mục đích của hình thức này nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất liên quan tới khí thải trong quá trình hỏa táng, xử lý gỗ cho quan tài và kỹ thuật bảo quản thi thể.
Sự ô nhiễm này bắt nguồn từ việc mỗi thi thể thường phải dùng tới 8-10 lít hóa chất trong đó có formol để làm chậm quá trình phân hủy. Chính vì thế trong quá trình hỏa táng hoặc chôn cất gây ra ô nhiễm không khí do phát thải bụi mịn, hoặc ô nhiễm đất và nước trong quá trình ngấm vào đất. Người Pháp ngày càng có xu hướng lựa chọn cách mai táng tự nhiên, trong đó có việc sử dụng quan tài tự hủy, giảm các hóa chất bảo quản thi thể nhằm bảo vệ môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *